JoyWelch

Các chuyên gia ước tính năm 2050 có gần nửa dân số trên thế giới bị cận thị. Đây là tật khúc xạ mắt, gây bất tiện như tầm nhìn hạn chế, mắt mờ, không nhìn rõ các vật ở xa. Làm sao biết bạn có bị cận không, các dấu hiệu là gì? Cùng tìm hiểu cách kiểm tra mắt có bị cận hay không dưới bài viết nhé!


Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không từ chuyên gia

Hiện nay, có nhiều cách kiểm tra mắt có cận thị hay không. Dưới đây một số cách test độ cận mà chuyên gia khuyên bạn thực hiện.


Cách 1: Test độ cận bằng bảng đo thị lực


Phương pháp test cận thị bằng bảng đo thị lực thường là bảng Snellen, đây là cách phổ biến các chuyên gia sử dụng cho bước đầu kiểm tra. Bảng gồm các chữ cái có kích thước tăng dần. Khi thực hiện người được kiểm tra phải đứng ở khoảng cách quy định và đọc chữ mà người kiểm tra chỉ định.


Dựa vào kết quả, chuyên gia nhãn khoa sẽ xem xét mức độ cận của mắt bạn. Nếu bạn khó khăn để đọc những chữ vừa và to, chứng tỏ mắt bạn đang có khả năng cận. Bạn có thể xem thêm cách đo độ cận bằng điện thoại tại nhà để tự đo cho mình nhé.


image


Test cận thị bằng bảng Snellen là phương pháp phổ biến từ chuyên gia


Cách 2: Test độ cận theo quy trình 12 bước


Quy trình test mắt cận 12 bước là phương pháp đo mắt cận chuẩn quốc tế. Người được kiểm tra sẽ sử dụng máy móc hiện đại, cùng hướng dẫn và tư vấn từ chuyên viên nhãn khoa, hạn chế tối đa sai sót của kết quả.


Những điều lưu ý khi kiểm tra độ cận của mắt

Kiểm tra cận thị là quá trình cần can thiệp của máy móc và chuyên gia, nếu thiếu một trong những bước trên thì kết quả không đáng tin cậy. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều khi kiểm tra độ cận cho mắt.


1. Hiểu về cận thị


Cận thị là gì?


Cận thị (hay còn gọi Myopia) là tật khúc xạ mắt, người bị cận thường gặp bất tiện trong cuộc sống do khó khăn để nhìn xa, độ cận càng cao thì tầm nhìn càng giảm. Nếu người cận ở tuổi thiếu niên, cơ thể đang phát triển thì độ cận cũng phát triển theo. Đến tuổi trưởng thành 20 trở lên, độ cận sẽ ít tăng hơn.


Để có giải pháp điều trị, bạn cần đến các cơ sở có chuyên môn để đo mắt và cắt kính cận với số độ phù hợp.


image


Cận thị là tật khúc xạ, người mắc sẽ khó xác định các vật thể ở xa


Nguyên nhân, dấu hiệu gây nên cận thị


Cận thị có thể do bẩm sinh, yếu tố di truyền hay thói quen sinh hoạt,... Sau đây là chi tiết nguyên nhân cận thị bạn nên biết:


  • Yếu tố di truyền: Do các gen di truyền và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, người được chuyển giao thông thường sẽ mắc cận thị bẩm sinh.
  • Lão hóa tự nhiên của mắt: Khi võng mạc bị mất cân bằng trong việc lấy nét do lão hóa của các cơ quan quan trọng, từ đó khó thể nhìn xa và có nguy cơ cận.
  • Mắt hoạt động quá sức: Mắt hoạt động với cường độ cao, đặc biệt là làm việc trong môi trường ánh sáng yếu hoặc phải căng mắt để nhìn các vật thể liên tục, điều này góp phần cho sự phát triển của cận thị.
  • Cấu trúc bên trong mắt thay đổi: Trong quá trình dậy thì, các cấu trúc tự nhiên của mắt thay đổi, dẫn đến cận thị
  • Do bệnh lý mắt: Một số bệnh có thể dẫn đến cận thị như viêm mạc, bệnh đáy võng mạc,... những bệnh lý trên là nguyên nhân của cận thi.


Việc nắm được các nguyên nhân giúp bạn chủ động hơn và phòng tránh được cận thị.


image


Tiếp xúc với thiết bị điện tử ở cự ly gần và tần suất nhiều khiến mắt dễ bị cận


Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết bạn có nguy cơ cận thị:


  • Mắt khó nhìn rõ các vật thể ở xa.
  • Nheo mắt thường xuyên mới có thể thấy rõ.
  • Mắt mỏi và khô khi sử dụng thiết bị điện tử dù trong thời gian ngắn.
  • Thường xuyên chảy nước mắt và chớp mắt nhiều.
  • Mắt khó khăn nhìn các vật vào ban đêm, nhất là khi điều khiển phương tiện.


Nếu gặp phải các dấu hiệu trên bạn nên đến cơ sở nhãn khoa để kiểm tra độ cận cho mình nhanh chóng, nhằm có hướng điều trị kịp thời. Hoặc bạn có thể sử dụng các app đo độ cận online để kiểm tra sơ qua cho mình trước.


image

Thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ vật là dấu hiệu thường thấy của người cận


Đối tượng thường bị cận thị


Mọi độ tuổi, từ trẻ em đến thanh thiếu niên đều có nguy cơ bị cận cao. Tuy nhiên khả năng cận dễ xảy ra với những người làm việc thường xuyên trên máy tính, đọc sách, sử dụng điện thoại nhiều,....


image


Di truyền và thói quen không lành mạnh là những đối tượng có nguy cơ cận cao


2. Am hiểu kiến thức chuyên môn


Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, thì dưới đây là những thông tin bổ ích cho bạn về một số kiến thức chuyên môn.


Cận thị có chữa được không?


Cận thị là tật khúc xạ mắt, không thể hoàn toàn chữa khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể dùng các phương pháp để cải thiện giảm độ hoặc xóa độ. Với cách xóa độ, người cận sẽ không cần mang kính sau khi mổ mắt, nhưng có thể tái phát cận thị nếu sinh hoạt không khoa học.


Mỗi cách điều trị cận thị đều có ưu nhược điểm riêng, trước khi quyết định chọn phương pháp nào bạn cũng nên tìm hiểu kỹ.


image


Cận thị sẽ không hoàn toàn chữa khỏi


Phân loại các mức độ cận thị


Cận thị phân loại dựa vào độ lỗi lớn trong quá trình lấy nét hình ảnh trên võng mạc. Mức độ cận thị (Diop), đo lường sự lệch lạc và lão hóa của mắt, gồm các mức độ sau:


  • Cận thị nhẹ: Từ -0.25 đến -3.00 diop. Với mức độ này người bị vẫn có thể nhìn rõ các vật ở trung gian, nhưng vật quá xa thì sẽ khó xác định.
  • Cận thị trung bình: từ -3.25 đến -6.00 diop. Đây là mức độ cận gây khó khăn đáng kể, người cận sẽ khó nhìn các vật từ trung gian đến xa.
  • Cận thị nặng: Trên -6.00 diop. Mức độ này gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, việc nhìn các vật thể gần dưới 1m cũng bắt đầu khó khăn. Người cận nên yêu cầu sử dụng các phương pháp điều trị đặc biệt như phẫu thuật để giảm độ cận.


Mức độ cận của mỗi người sẽ khác nhau, để biết độ cận chính xác bạn cần nhận kiểm tra bằng quy trình đo mắt 12 bước và đánh giá từ chuyên gia nhãn khoa.


image


Nếu bạn bị cận ở mức độ nặng hãy can thiệp phương pháp khác để điều trị


Kiểm tra mắt có cận không ở đâu tốt?

Để xác định được độ cận chính xác và có giải pháp tốt nhất để điều trị. Bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa có thiết bị hiện đại với những chuyên viên kỹ thuật am hiểu chuyên môn. 


Hiện nay, Kính Hải Triều là nơi bạn có thể yên tâm khi đến đây và kiểm tra độ cận của mắt. Thế mạnh của Kính Hải Triều chính là họ sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên nhãn khoa tốt nghiệp trường Y khoa nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với đó là sự hỗ trợ đắc lực đến từ hệ thống máy đo mắt nhập khẩu từ Nhật và Pháp. Đảm bảo hạn chế tối đa các sai sót trong kết quả và tư vấn cho bạn giải pháp điều trị tốt nhất.


Liên hệ ngay hoặc đến cửa hàng Kính Hải Triều để kiểm tra độ cân:


Hotline: 19006777

Địa chỉ:

Cửa hàng 1: 156A2 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TPHCM

Cửa hàng 2: 15 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TPHCM

Website: https://kinhhaitrieu.com


image


Kính Hải Triều là nơi uy tín để bạn test mắt cận thị


Những phương pháp điều trị hiệu quả sau khi test độ cận

Một số phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn sau khi đã test độ cận:


1. Sử dụng kính thuốc


Kính thuốc là phương pháp điều trị tối ưu với mức giá thành hợp lý phù hợp cho cả học sinh, sinh viên. Kính thuốc điều chỉnh lỗi mắt cải thiện khả năng lấy nét hình ảnh, giảm mệt mỏi cho mắt khi tập trung cho các hoạt động như đọc sách, làm việc trên máy tính, lái xe,...


Sau khi test độ cận, bạn sẽ được chuyên viên kê đơn kính thuốc phù hợp cho tình trạng mắt hiện tại. Tiếp theo, bạn sẽ lựa chọn mẫu mã và chất liệu tròng kính mong muốn.


Gợi ý bạn một số tròng kính cận được ưa chuộng trên thị trường:


  • Essilor Crizal Prevencia, sử dụng công nghệ Light Scan tiên tiến lọc ánh sáng xanh, giữ lại những tia sáng xanh ngọc có lợi cho mắt và chống tia UV hiệu quả. Phù hợp với người thường xuyên tiếp xúc thiết bị điện tử.
  • Rodenstock SV Lifestyle: Sản phẩm là tròng kính đơn tròng, đổi màu và chống tia UV hiệu quả, phù hợp cho người thường xuyên làm việc, tiếp xúc thiết bị điện tử.
  • TOG Zaphire-Sx: Có chiết suất kính cao lên đến 1.74, độ chiết suất cao đồng nghĩa với độ trong suốt kính càng cao. Ngoài ra, sản phẩm siêu mỏng, chống tia UV, chống chói và hạn chế bám bụi hiệu quả.


image


Kính thuốc là phương pháp tối ưu cho người cận thị


2. Dùng kính kiểm soát tiến triển cận thị (Dành cho trẻ em)


Tròng kính có khả năng kiểm soát tiến triển cận thị, là sản phẩm dành cho trẻ em từ 6 - 12 tuổi. Như đã biết, ở giai đoạn này khi trẻ mắc phải cận thị thì độ cận sẽ tăng nhanh chóng theo tỉ lệ thuận với sự phát triển của trẻ.


Chính vì vậy, các chuyên gia nhãn khoa đã phát triển ra tròng kính kiểm soát tiến triển cận thị giúp hạn chế tăng độ cận cho trẻ. Gợi ý một số tròng kính có khả năng đặc biệt này:


  • Zeiss Myovision Pro: Là sản phẩm đơn tròng đến từ thương hiệu Zeiss. Kính hỗ trợ kiểm soát tiến triển cận thị tối ưu cho trẻ. Nhờ điều chỉnh khúc xạ từ vùng trung tâm tròng giúp thị lực trẻ trở nên rõ ràng hơn.
  • Zeiss Myokids: Đây là kính đơn tròng giúp kiểm soát tiến triển của độ cận, phù hợp cho trẻ từ 6 - 12 tuổi. Hỗ trợ điều chỉnh khúc xạ vùng trên tròng, giúp thị lực của trẻ sắc nét hơn khi nhìn các vật thể xa.


image


Kính kiểm soát tiến triển cận thị là sản phẩm phù hợp cho trẻ em


Lời kết

Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ít về cận thị và cách kiểm tra mắt có bị cận hay không. Để có kết quả kiểm tra mắt cận chính xác và chọn được cho mình sản phẩm chất lượng nhất từ các chuyên viên. Hãy nhanh chóng đến Kính Hải Triều nhé!

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.